Rất nhiều khách hàng đặt câu hỏi: Tham gia bảo hiểm nhân thọ là một kế hoạch dài hạn, nếu Doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc rút về nước(đối với Doanh nghiệp có vốn nước ngoài) thì khách hàng biết tìm ai để hỏi quyền lợi.
Để có cơ sở pháp lý cũng như sự an tâm tuyệt đối khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, chúng ta cùng tìm hiểu Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký và ban hành ngày 09/12/2000 cụ thể như sau:
Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm1. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
2. Nhà nước đầu tư vốn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm.
3. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
A) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
B) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
C) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểmViệc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.
Điều 95. Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.
Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
Điều 97. Quỹ dự trữ1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 98. Đầu tư vốn1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
A) Mua trái phiếu Chính phủ;
B) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
C) Kinh doanh bất động sản;
D) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
E) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Luật kinh doanh bảo hiểm tại địa chỉ Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp
http://moj.gov.vn/…/L…/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx…
Hoặc liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất TẠI ĐÂY
Để có cơ sở pháp lý cũng như sự an tâm tuyệt đối khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, chúng ta cùng tìm hiểu Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký và ban hành ngày 09/12/2000 cụ thể như sau:
Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm1. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
2. Nhà nước đầu tư vốn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm.
3. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
A) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
B) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
C) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểmViệc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.
Điều 95. Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.
Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
Điều 97. Quỹ dự trữ1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 98. Đầu tư vốn1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
A) Mua trái phiếu Chính phủ;
B) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
C) Kinh doanh bất động sản;
D) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
E) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Luật kinh doanh bảo hiểm tại địa chỉ Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp
http://moj.gov.vn/…/L…/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx…
Hoặc liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất TẠI ĐÂY
0 comments:
Post a Comment